Mè nheo là gì?

Tiếng Việt giàu đẹp với nguồn từ vựng phong phú. Ngoài việc hiểu khái niệm của từ ngữ, liệu bạn có biết những bí mật thú vị về nguồn gốc hình thành của từ ngữ ấy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu mè nheo là gì, quá trình hình thành từ mè nheo như thế nào.

I. Mè nheo là gì?

Vậy mè nheo là gì? Có thể hiểu nôm na đó là sự quấy nhiễu dai dẳng bằng lời nói hoặc hành động để đạt được một mục đích nào đấy.

Theo từ điển, mè nheo là một động từ được giải nghĩa là sự rầy rà, quấy nhiễu để đòi cái gì đó. Ví dụ: Bé mè nheo mẹ để được mua kẹo mút.

Theo nghĩa nội động từ, mè nheo là sự nói nhiều, dai dẳng để nài xin. Ví dụ: Cô ấy mè nheo bố cho đi ăn hàng.

Như vậy, bài viết đã giải thích cho bạn đầy đủ định nghĩa mè nheo là gì và cách dùng của nó. Cùng đi đến phần thú vị nhất: giải thích nguồn gốc từ mè nheo.

Mè nheo là gì?

II. Nguồn gốc của từ mè nheo là gì?

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam là câu thành ngữ nổi tiếng của Việt Nam hàm chỉ tiếng Việt có từ vựng và ngữ pháp vô cùng khó. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta lại có vốn từ vựng thế? Chúng bắt đầu như thế nào hay từ đâu mà ra.

1. Định nghĩa của từ mè nheo

Qua phần I, ta đã biết “mè nheo” để nói về sự quấy nhiễu, hành động hoặc lời nói dai dẳng, nói ra nói vào. Từ mè nheo được phổ biến nhiều ở vùng Nam Bộ. Tuy nhiên, xuất xứ này của nó là điều không phải ai cũng biết.

Trên thực tế, từ “mè nheo” được ghép bởi hai loại cá quen thuộc: cá mè và cá nheo. Thực tế, “mè nheo” vốn được ghép bởi tên hai loại cá: cá mè và cá nheo. Thật vậy, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức có ghi lại:

“Mè nheo: cá mè và cá nheo. Nghĩa bóng: quấy nhiễu, rầy rà. Làm mè nheo chồng con”.

Theo giải thích trên, rõ ràng là mè nheo được ghép bởi hai loại cá này. Nhưng tại sao lại là cá mè và cá nheo mà không phải bất cứ loại cá nào khác. Chúng tôi xin giải thích dựa trên hiểu biết và sự tổng hợp kiến thức.

Trước tiên cần phải hiểu lại định nghĩa từ mè nheo của tiếng Việt hàm ý mô tả sự quấy nhiều, rầy rà, dây dưa trong một hành động hoặc thái độ. Chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần và đôi khi khiến người khác phải khó chịu.

Mè nheo: cá mè và cá nheo. Nghĩa bóng: quấy nhiễu, rầy rà. Làm mè nheo chồng con
Mè nheo: cá mè và cá nheo. Nghĩa bóng: quấy nhiễu, rầy rà. Làm mè nheo chồng con

2. Nguồn gốc của từ mè nheo

Vậy nguồn gốc từ mè nheo là gì? Giải thích kỹ hơn, cá mè là giống cá nổi bật với số lượng đông đảo. Chúng là loài cá thường bị cắn câu bởi tập tính thường xuyên ăn mồi và tần suất ăn không ngừng nghỉ. Có lẽ chính bởi nguyên nhân này mà người ta liên tưởng đến sự quấy rối, một tác động dồn dập xảy ra trong nhiều lần nên tên gọi của loài cá này được đưa vào từ “mè nheo”.

Tất nhiên, trong thế giới tự nhiên, còn rất nhiều loài cá khác có tập tính tương tự như cá mè. Nhưng cá mè lại là loài cá thân thuộc với cuộc sống người Việt hơn cả. Ngoài ra, cá mè cũng được nhắc đến trong nhiều câu ca dao thành ngữ của Việt Nam như: cá mè một lứa (ám chỉ cùng một hạng, giống nhau không phân biệt trên dưới) hay ao sâu cá mè…

Bên cạnh cá mè, còn một loại cá khác cũng có số lượng đông đảo đó là cá nheo. Đặc tính của loài cá này tương tự cá mè như ít vảy, da trơn. Có lẽ vì vậy mà ông cha ta đã để chusnh sánh đôi cùng nhau trong cụm từ “mè nheo”.

Trong dân gian văn liệu Việt, loài cá này cũng không phải là loài cá quá xa lạ. Ta thường nghe thấy câu “đầu cua tai nheo”, hay cờ đuôi nheo. Hoặc gần nhất có thể kể đến tính từ “nheo nhóc” thường ám chỉ nhiều trẻ con, sống trong tình trạng thiếu thốn, thiếu sự chăm sóc.

Kết lại, nguồn gốc mè nheo là gì? Chúng vốn xuất phát từ việc ghép tên hai loài cá mà ra. Ngoài từ này, ta có thể kể đến một số từ khác cũng được ghép từ tên các loại động vật như: “hùng hổ” ( ghép từ con gấu và con cọp), “kình ngạc” (ghép từ cá voi và cá sấu).

Nguồn gốc của từ mè nheo
Nguồn gốc của từ mè nheo

Như vậy, bài viết của climatereadinessinstitute.org không chỉ nêu lên định nghĩa mè nheo là gì, mà còn cung cấp cho bạn một kiến thức vô cùng thú vị mà chắc hẳn rất ít người biết về nguồn gốc động từ này. Việt Nam phong phú ngôn từ, việc hiểu và mở rộng kiến thức từ ngữ sẽ giúp bạn thêm yêu tiếng Việt hơn đấy.